VPN là gì? Các giao thức thường dùng của VPN?

  • Thread starter Ami Mít Ướt
  • Ngày gửi
A

Ami Mít Ướt

Guest
Đối với những người mới tiếp xúc với công nghệ thông tin nói chung và mạng nói riêng, VPN là khái niệm cơ bản. Đây có thể nói là khái niệm mở đầu cho những thành phần của mạng. Không ít người đã nghe đến cái tên VPN hay mạng riêng ảo, mạng cá nhân,… Tuy nhiên, ít ai biết được thật sự VPN là gì? Vì vậy, trong bài viết này, hãy tìm hiểu kỹ hơn các vấn đề xoay quanh khái niệm này nhé!

VPN là gì?


Đầu tiên, để hiểu được VPN là gì chúng ta cần hiểu khái niệm của nó. VPN được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Virtual Private Network. Vậy thì Virtual Private Network là gì, có nghĩa gì? Dịch từ tiếng Anh có thể hiểu chúng là Mạng riêng ảo.

VPN là gì hình 1
VPN là gì trong cuộc sống hiện nay?

Hay nói chung, VPN là công nghệ cho phép người dùng thiết lập, kết nối mạng riêng ảo đến một mạng khác trong internet. Hiện nay, hầu hết các tập đoàn viễn thông lớn ở nước ta đều cung cấp mạng riêng ảo. Mỗi tài khoản khi muốn kết nối vào mạng riêng ảo đều phải xác thực.

Cách để kết nối VPN là gì, đó chính là sử dụng password và mật khẩu được cung cấp. Sau khi tài khoản đã xác thực sẽ được cấp quyền truy cập từ mã PIN. Và các mã PIN sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định.

Mỗi một hệ thống VPN đều có thể kết nối tới nhiều site giống như mạng WAN. Thậm chí hệ thống này còn có thể truy cập vào các website bị hạn chế. Hơn nữa, VPN còn có khả năng khuếch tán, mở rộng nhằm dễ dàng truyền tải một lượng lớn thông tin. Điều này giống như các chi nhánh của công ty có thể truy cập về trụ sở chính vậy.

VPN là gì hình 2
VPN tạo ra các kết nối an toàn

Nếu bạn sử dụng mạng VPN kết nối với những thiết bị khác từ xa. Tất cả sẽ được truyền đi thông qua một kết nối an toàn do VPN đặt ra. Đó chính là minh chứng rõ nhất cho định nghĩa VPN connection là gì. Nhờ các kết nối này mà bạn có thể truy cập an toàn hơn khi lấy các dữ liệu hay trò chuyện với mọi người từ xa.

Còn khi duyệt web, tất cả các thông tin đều sẽ được kết nối của VPN mã hóa lại. Điều này giúp người dùng không bị tấn công bởi các hacker khi duyệt dữ liệu web. Mọi yêu cầu, thông tin của bạn đều sẽ được bảo mật khi truyền đi.

Ứng dụng của VPN trong đời sống


VPN là gì hình 3
VPN có rất nhiều ứng dụng trong thực tế

Để hiểu xem mạng VPN là gì, hãy nhìn vào những ứng dụng thực tế của nó trong đời sống. Như bạn đã biết, các tập đoàn về viễn thông ngày nay đều rất phát triển. Liệu đó có phải ứng dụng của VPN ngày nay? Liệu VPN có tác dụng gì đối với đời sống của con người? Có thể kể đến một số lợi ích chính mà mạng riêng ảo này mang lại như sau:

  • Giúp kết nối người dùng từ xa: các kết nối VPN tạo nên một mạng internet an toàn. Ở nơi đó, con người có thể giao lưu, trò chuyện, gọi điện với nhau. Hoặc mọi người có thể dùng chính nó để làm việc, lấy dữ liệu từ xa mà không tốn thời gian di chuyển.
  • Tham gia vào môi trường web: website có lẽ đã phát triển đến mức độ nhiều vô kể. Đây không chỉ là nơi giải trí mà còn cung cấp cho con người kiến thức, thông tin, dịch vụ,….
  • Download dữ liệu: nhờ có VPN mà các kết nối được thiết lập an toàn. Bạn hoàn toàn có thể tải dữ liệu từ xa hoặc download chúng từ các website mà không sợ thoogn tin của mình bị mất.
  • Người dùng có thể kết nối vào mạng gia đình từ xa: Kết nối này gần giống như mạng LAN nhưng được thiết lập thông qua VPN. Sử dụng dữ liệu được chia sẻ nội bộ nhanh chóng và dễ dàng.

Vậy nên nếu trả lời câu hỏi VPN dùng để làm gì thì chúng có rất nhiều tác dụng đến cuộc sống con người. Nếu như không có VPN thì các dịch vụ internet khó có thể phát triển được như bây giờ.

Các giao thức thường dùng trong VPN


Đối với những bạn đã từng học/làm mạng thì chắc chắn hiểu VPN là gì. Thực tế, VPN là tập hợp của rất nhiều giao thức. Mỗi một giao thức lại có đặc điểm riêng. Chúng thường nhắm đến một vấn đề mà người dùng quan tâm. Ví dụ như độ bảo mật, độ rộng, tốc độ,… Tuy nhiên chúng đều sẽ có những đặc điểm sau:

  • Tunneling (kỹ thuật đường hầm). Đây là một trong những chức năng mà chắc chắn giao thức nào cũng có. Chức năng này giúp người dùng có thể truyền dữ liệu qua nhiều mạng khác nhau. VPN sẽ đóng gói dữ liệu lại và phân phối chúng từ điểm đầu đến điểm đích. Hơn nữa máy khách và máy chủ vẫn phải nhận ra định dạng đóng gói đó.
  • Mã hóa: hỗ trợ Tunneling để quá trình vận chuyển thuận lợi. Công việc mã hóa giúp dữ liệu cho dù có bị đánh chặn cũng không thể giải mã được. Điều này đảm bảo dữ liệu đến điểm đích an toàn trên đường truyền. Giống như bên máy khách có một chiếc ổ khóa và bên máy chủ có chiếc chìa tương ứng vậy.
  • Xác thực: cơ chế xác thực nhằm đảm bảo gói dữ liệu đến đúng địa chỉ. Bất cứ ai muốn truy xuất dữ liệu cũng phải xác thực được mình là người nhận chính xác.
  • Quản lý phiên: cơ chế này luôn đồng hành với xác thực. Hai cái kết hợp lại sẽ giúp người dùng duy trì kết nối trong một thời gian.

VPN là gì hình 4
Kỹ thuật đường hầm tạo điểm kết nối an toàn cho dữ liệu

Nhìn chung, mỗi phiên làm việc của bất cứ giao thức VPN nào cũng phải thông qua những cơ chế trên. Chỉ là việc vận hành chúng ra sao thì mỗi giao thức lại khác. Chính vì vậy mà có nhiều giao thức mạnh về bảo mật, có nhiều cái lại mạnh về tốc độ. Tuỳ vào công nghệ mà người ta sử dụng để thiết lập kết nối.

Dưới đây là một số giao thức VPN phổ biến nhất hiện nay:

IP security (IPSec)


Nghe cái tên thôi bạn cũng biết được đây là giao thức chuyên về bảo mật. Mỗi một nút mạng đều sẽ có một IP riêng. IP này cho phép chúng ta truy cập vào internet hàng ngày. Điểm đặc biệt nhất của IPSec đó chính là Transport Mode hoặc Tunnel.

VPN là gì hình 5
Một mô hình hoạt động đơn giản của IPSec

Nghe có vẻ giống như bạn đang tham gia giao thông vậy. Thực sự thì cơ chế của chúng cũng tương tự như vậy. Cả hai cơ chế Transport Mode hoặc Tunnel đều giúp IPSec kiểm soát lưu lượng dữ liệu. Điểm khác của chúng đó chính là Transport Mode sẽ mã hóa dữ liệu bên trong từng gói. Trong khi đó Tunnel lại mã hóa toàn bộ gói (data package).

Secure Sockets Layer (SSL) và Transport Layer Security (TLS)


Khi học về mạng riêng ảo VPN là gì chắc hẳn nhiều bạn biết đến cụm từ SSl Và TLS. Đây là hai giao thức bảo mật mạng trong VPN. SSL và TLS được sử dụng rất nhiều trong các trình duyệt web ngày nay. Cùng với IPSec, chúng sử dụng cơ chế mật khẩu để giúp các kết nối thêm an toàn.

VPN là gì hình 6
SSL giúp người dùng duyệt web an toàn hơn

Cả SSl và TLS đều sử dụng khóa bất đối xứng nhằm trao đổi dữ liệu. Trước kia, các công nghệ bảo mật chỉ sử dụng khóa đối xứng (khóa chung) cho một phiên làm việc. Tuy nhiên khóa bất đối xứng có cấp độ bảo mật cao hơn. Các khóa xác thực sẽ đều được lưu trên cả máy chủ lẫn máy trạm.

Point-To-Point Tunneling Protocol (PPTP)


Đây là một giao thức khá cổ, có lịch sử phát triển lâu đời. Ngay từ khi mạng internet được hình thành thì PPTP đã được phát triển. Hiện nay, PPTP hỗ trợ các giao thức khác để làm việc. Cơ chế chính của PPTP đó chính là Tunnel – dùng để đóng gói dữ liệu.

VPN là gì hình 7
Sơ đồ sử dụng của PPTP

PPTP không đề cập đến các cách thức bảo mật hay xác thực. Chúng chỉ đơn thuần là tạo đường hầm để giúp các giao thức khác mã hóa và bảo mật rồi vận chuyển. PPTP vẫn sử dụng trình điều khiển TCP để khởi tạo các đường hầm.

Ngoài ra, hiện nay VPN phát triển rất nhiều các giao thức khác có cấp độ bảo mật tốt hơn. Chúng chia ra hoạt động tại nhiều tầng khác nhau. Một số giao thức tốt nhất có thể kể đến như: OpenVPN, IKEv2, SSTP, SoftEther,… Trong đó, OpenVPN và SoftEther phát triển rất mạnh mẽ nhờ vào mã nguồn mở.

Ưu, nhược điểm của VPN


Để hiểu hơn về VPN là gì và sự cần thiết của mạng riêng ảo, hãy cùng nhau tìm hiểu ưu – nhược điểm của nó. Mặc dù lý thuyết thì rất dễ đọc hiểu nhưng đến khi ứng dụng vào thực tế thì lại khác. Vì vậy, dưới đây là một số ưu – nhược điểm khi sử dụng VPN.

Ưu điểm


Những ưu điểm mà VPN mang lại:

  • Không tốn quá nhiều chi phí xây dựng và thiết lập. Bao gồm những chi phí liên quan về phần cứng và phần mềm được mua.
  • Ngăn ISP điều chỉnh băng thông mạng. ISP ở đây là các nhà cung cấp dịch vụ mạng.
  • Giúp bạn có những trải nghiệm an toàn hơn khi sử dụng môi trường web.
  • Giúp bạn vào được các website hạn chế về địa lý, hoặc ẩn danh khi lướt web.

VPN là gì hình 8
Những lợi ích của VPN

Đây là những ưu điểm mà bất cứ ai sử dụng VPN cũng sẽ thấy. Về cơ bản, nó tạo ra một mạng an toàn và tiết kiệm hơn cho người dùng. Đặc biệt với những người đam mê công nghệ thông tin, tạo ra một mạng riêng sẽ rất tốn kém. Đó không chỉ là về phần cứng mà còn cả về thiết lập phần mềm. VPN sẽ giúp bạn giải quyết bài toán về kinh tế đó.

Nhược điểm


Bên cạnh những ưu điểm thì nhược điểm của VPN là gì?

  • Dễ làm chậm tốc độ truy cập mạng và internet của bạn và gia đình.
  • Một số nhà cung cấp sẽ ghi lại dữ liệu người dùng. Điều này đồng nghĩa với việc quyền riêng tư của khách hàng bị mất.
  • Các VPN miễn phí thường sẽ không đảm bảo an toàn bằng loại mất phí hoặc tự thiết lập.
  • Các gói dữ liệu vẫn có khả năng bị thất lạc hoặc đánh chặn.


Hy vọng với những kiến thức trên đã cho bạn biết thông tin đầy đủ về VPN là gì. Mạng riêng ảo này cực kỳ phổ biến trên toàn thế giới. Chúng cũng có những ưu điểm riêng nhưng cũng có nhược điểm. Tất cả phụ thuộc vào giao thức xây dựng và thiết lập mạng. Tuy nhiên, người dùng cũng nên tạo những thói quen tốt khi truy cập internet để bảo vệ bản thân và dữ liệu của mình.



Bài viết VPN là gì? Các giao thức thường dùng của VPN? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Canhrau.com.
 
Top