Triệu chứng bệnh giang mai qua từng giai đoạn như thế nào

Giang mai là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục, do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra và gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới. Ngoài ra, xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc vết thương hở, truyền màu, từ mẹ sang con…

Các triệu chứng bệnh giang mai thường không rõ ràng và có thể tự biến mất sau một thời gian nên khiến người bệnh dễ lầm tưởng là đã hết bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là dấu hiệu bệnh giang mai chuyển sang mức độ nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng giang mai trong giai đoạn đầu​

Giang mai giai đoạn 2 có thời gian ủ bệnh tầm 21 ngày kể từ khi tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn. Trên cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bệnh giang mai thời kỳ đầu, cụ thể là săng giang mai với biểu hiện đặc trưng là:

  • Săng chính là các vết loét cứng, có hình tròn, kích thước từ 0.3cm đến 3cm, không gây ngứa, đau đớn và khi nặn các vết loét sẽ tiết ra dịch mủ chứa nhiều xoắn khuẩn Treponema Pallidum.
  • Săng giang mai xuất hiện ở những nơi tiếp xúc đầu tiên với vi khuẩn Treponema Pallidum, thường là tại những bộ phận như: âm đạo, môi lớn, môi bé, quy đầu, hậu môn, trực tràng…
  • Kể từ 3 ngày - 5 ngày sau khi xuất hiện các vết loét, người bệnh có thể hạch ở vùng da lân cận. Các vết loét chỉ xuất hiện trong vòng 3 tuần - 6 tuần rồi từ từ biến mất mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Đồng thời, hạch có xu hướng sưng tơ hơn rồi cũng biến mất theo vết loét giang mai.
Nếu có dấu hiệu bệnh giang mai này mà người bệnh không uống thuốc hoặc áp dụng các biện pháp điều trị thì xoắn khuẩn Treponema Pallidum sẽ xâm nhập vào máu. Và chỉ 10 ngày sau, cơ thể đã sản sinh ra kháng thể, lúc này chẩn đoán huyết thanh có thể phát hiện bệnh giang mai.



Triệu chứng giang mai trong giai đoạn 2​

Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2 bắt đầu khoảng 45 ngày sau thời kỳ đầu. Vào thời kỳ này, xoắn khuẩn giang mai có mặt ở khắp cơ thể người bệnh, trong máu, trên da và niêm mạc, gây ra nhiều tổn thương như:

  • Trên da có các phát ban màu hồng nhạt, không gây ngứa trông như vết loét dát tròn và khi ấn vào thì biến mất. Chúng thường tập trung chủ yếu ở 2 bên mạng sườn, bụng, ngực, tay… và to lên theo thời gian, gây mưng mủ, đau đớn.
  • Sẩn giang mai màu đỏ hồng dạng vảy nến, sẩn hoại tử, trứng cá… có thể tập trung tạo thành các mảng hay sẩn hay sẩn mảng, khi cọ xát sẽ chảy nước ra. Sẩn xuất hiện toàn thân, nhưng chủ yếu là ở hai tay và hai chân, lưng, ít gặp hơn phát ban.
  • Các tổn thương khác như nổi nốt phồng nước hoặc nốt mụn trong giống như mụn cóc tại khu vực ẩm ướt như: âm hộ, bìu, môi lớn, môi bé…
  • Người bệnh xuất hiện các triệu chứng khác như rụng tóc, sưng hạch, đau họng, nhức đầu, mệt mỏi, cảm cúm… Một số trường hợp hiếm gặp xuất hiện dấu hiệu bệnh giang mai kèm theo như viêm thận, viêm gan, viêm màng bồ đào, viêm thị giác, viêm màng xương…

Triệu chứng giang mai trong giai đoạn cuối​

Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn cuối xảy ra từ 10 năm đến 30 năm sau khi nhiễm xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Lúc này xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập và đi sâu vào các cơ quan bên trong cơ thể, gây tổn thương não, thần kinh, mạch máu, xương khớp…

Các biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn này thường rất nghiêm trọng như: dáng đi bất thường, tê tứ chi, mất trí nhớ, đau đầu, hay co giật, mù lòa, bại liệt toàn thân, phình động mạch chủ, rối loạn thần kinh, vỡ mạch, thậm chí là tử vong…

Trước đây có khoảng 25% người mắc bệnh giang mai chuyển sang thời kỳ cuối nhưng giờ sự phát triển của lĩnh vực y tế mà tỷ lệ này đã giảm sút mạnh.
 
Top