A
Ami Mít Ướt
Guest
Bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý công việc, dự án online cho team của bạn? Tìm kiếm một công cụ phù hợp với những yêu cầu của bạn quá khó? Đó là lý do mà mình chia sẻ top 10 công cụ quản lý công việc, project tốt nhất 2021 trong bài viết này.
Bạn mong chờ tính năng gì ở một phần mềm quản lý công việc hằng ngày?
ClickUp là một phần mềm hỗ trợ quản lý công việc được đánh giá cao nhất hiện nay. Có những tính năng đặc biệt mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ phần mềm nào khác.
Như là tính năng Custom View, cung cấp đến 4 view khác nhau giúp cho lập trình viên, kỹ thuật viên, bán hàng đều có sử dụng được. Hoặc bạn có thể tạo view mà chỉ một mình bạn thấy mà thôi. Dễ dàng cập nhật trạng thái project để mọi người biết đã đến quy trình nào rồi. Đặc biệt bạn còn có thể sử dụng ngay biểu đồ Gantt để theo dõi và quản lý project ngay trên chính phần mềm này. Ngoài ra còn những tính năng như: Đặt lời nhắc, bộ đếm thời gian (Time Tracking), Custom Fields, tích hợp Mindmapping…
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Wrike là một phần mềm quản lý công việc được phát triển trên nền tảng web. Và thứ mà làm cho nó có sự đặc biệt chính là: Three-Pane View.
Wrike có giao diện gồm ba bảng chính giúp mọi người có thể quản lý và theo dõi công việc hiệu quả hơn:
Với giao diện này sẽ làm cho bạn dễ dàng quản lý mọi thứ chỉ với một trang web. Chúng ta cũng có thể theo dõi được toàn bộ công việc, giao tiếp với các thành viên khác.
Ưu điểm Wrike:
Nhược điểm:
Asana là phần mềm quản lý công việc hiệu quả cực kỳ phổ biến và được sử dụng bởi hầu hết các công ty lớn trên toàn cầu.
Một trong những điều mà người dùng nhớ tới Asana chính là giao diện người dùng. Nó cực kỳ đơn giản và dễ dàng sử dụng.
Bạn sẽ có thể thay đổi toàn bộ giao diện theo ý thích của mình và di chuyển các thẻ nhiệm vụ một cách dễ dàng. Bạn có thể xem được các hoạt động trên dashboard để theo dõi tiến trình làm việc của team.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tính năng Asana Visual project như một phiên bản thu nhỏ của biểu đồ Gantt. Với phần mềm này bạn sẽ dễ dàng tùy chỉnh lịch làm việc được linh hoạt hơn.
Ưu điểm Asana:
Nhược điểm:
Trello là phần mềm quản lý công việc hàng ngày khá phổ biến hiện nay. Đầu tiên chính là giao diện quản lý công việc đơn giản, chúng được gọi là “Board” cho mỗi công việc được giao. Người quản lý có thể mở chúng ngay trên giao diện chính, và thực hiện bất cứ thay đổi nào nếu muốn. Họ có thể thêm tag, field, hay độ ưu tiên – tất cả chỉ với một cú click chuột.
Chỉnh sửa thời hạn, nội dung công việc chỉ với việc kéo thả một cách dễ dàng. Ngoài ra bạn còn có thể tích hợp nhiều phần mềm nổi tiếng như: Google Drive, Github, Dropbox vào luôn Trello và sử dụng như bình thường, hỗ trợ đặt lịch tự động và chia sẽ dữ liệu.
Ưu điểm Trello:
Nhược điểm Trello:
Workzone là một nền tảng web được ra mắt vào năm 2000. Đấy là lý do mà cho đến thời điểm bây giờ thì đây vẫn là công cụ tuyệt vời để quản lý thời gian, sắp xếp công việc cá nhân.
Giao diện quản lý đơn giản khi mà tất cả mọi thứ đều được ở dashboard, nơi mà bạn có thể kiểm tra tình trạng công việc. Mở bất kỳ project nào và bạn sẽ ngay lập tức thấy ngay các công việc trong đấy, deadline, và người tham gia.
Bạn cũng luôn nhận được các lời nhắn khi mà gần tới deadline và nó sẽ luôn được ghim ở đầu trang.
Với Workzone giúp cho mọi thành viên trong team có thể tương tác tại mục Comment phía dưới mỗi task.
Ưu điểm Workzone:
Nhược điểm Workzone:
Sau đây sẽ là 4 yếu tố cơ bản mà một phần mềm quản lý công việc cá nhân hay tập thể cần phải có.
Bất kỳ phần mềm quản lý nào cũng sẽ giúp mọi người trong team có thể dễ dàng tương tác công việc với nhau, như thời hạn deadline project, hay công việc đã được nhận hay chưa… Teamwork hiệu quả luôn là thứ quan trọng nhất trong bất kỳ dự án nào, vì đây sẽ là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công việc.
Một phần mềm quản lý công việc tốt sẽ giúp cho team của bạn dễ dàng tương tác và hiệu quả. Họ cần dễ dàng chia sẻ ý tưởng, ý kiến, tài nguyên hay các tài liệu để công việc hoàn thành nhanh chóng.
Vì thế, nếu bạn đang sở hữu một phần mềm sắp xếp công việc quá khó để sử dụng và tương tác thì đó không phải là một lựa chọn hoàn hảo.
Quản lý công việc là một quá trình phức tạp, một phần mềm giúp cho việc quản lý dễ dàng với nhiều sự hỗ trợ luôn là việc đặt hàng đầu.
Nhưng phần mềm bạn đang sử dụng có giúp ích được không?
Đó là lý do mà bạn nên chọn một phần mềm hỗ trợ quản lý công việc mà ngày càng có thêm nhiều tính năng sáng tạo và có tính đột phá. Đó có thể là tính năng tích hợp Wiki, một ứng dụng ghi chú, hỗ trợ tạo sơ đồ Gantt…
Nếu không, bạn chỉ đang sử dụng một phần mềm đã quá lỗi thời mà thôi.
Mọi công ty đều khác nhau. Mọi nơi làm việc đều khác nhau. Mọi project đều khác nhau.
Ứng dụng quản lý công việc của bạn phải thích nghi với điều này. Nó BẮT BUỘC phải dễ tùy biến cho người dùng.
Bạn cần phải thay đổi Layout, theme, giao diện, cấu hình – tất cả mọi thứ! Do đó một phần mềm quản lý công việc phải luôn thích ứng được với công ty và team.
Nếu phần mềm đó quá khó để sử dụng, cho dù có hàng ngàn tính năng hay đi chăng nữa, nhưng giao diện không thân thiện với người dùng, thì bạn hãy bỏ qua nó ngay. Team của bạn sẽ tốn thời gian để tìm ra cách hoạt động và sẽ làm giảm hiệu suất làm việc.
Một phần mềm quản lý tuyệt vời luôn phải có tầm nhìn phát triển.
Họ luôn phải có ý tưởng và mục đích phát triển dự trù cho tương lai. Và những ý tưởng đó nên là dựa trên những gì người dùng muốn. Do đó các ứng dụng này phải thường xuyên nhận feedback từ người dùng, mong muốn của họ để phát triển và đổi mới tính năng.
Trên đây là top 5 phần mềm quản lý công việc tốt nhất được khá nhiều người dùng tin tưởng sử dụng hiện nay. Đâu là phần mềm quản lý công việc bạn thường xuyên sử dụng, hãy comment phía bên dưới để chúng tôi được biết nhé.
Bài viết Top 5 phần mềm sắp xếp, quản lý công việc tốt nhất 2021 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Canhrau.com.
Bạn mong chờ tính năng gì ở một phần mềm quản lý công việc hằng ngày?
- Top 8 phần mềm cắt ghép video chuyên nghiệp tốt nhất 2021
- Top 5 phần mềm xem ảnh tốt nhất 2021
- Top 11 phần mềm ghi chú, nhắc nhở công việc cho máy tính và điện thoại tốt nhất 2021
- Top 5 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất 2021
Top 5 phần mềm quản lý công việc tốt nhất 2021
ClickUp

ClickUp là một phần mềm hỗ trợ quản lý công việc được đánh giá cao nhất hiện nay. Có những tính năng đặc biệt mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ phần mềm nào khác.
Như là tính năng Custom View, cung cấp đến 4 view khác nhau giúp cho lập trình viên, kỹ thuật viên, bán hàng đều có sử dụng được. Hoặc bạn có thể tạo view mà chỉ một mình bạn thấy mà thôi. Dễ dàng cập nhật trạng thái project để mọi người biết đã đến quy trình nào rồi. Đặc biệt bạn còn có thể sử dụng ngay biểu đồ Gantt để theo dõi và quản lý project ngay trên chính phần mềm này. Ngoài ra còn những tính năng như: Đặt lời nhắc, bộ đếm thời gian (Time Tracking), Custom Fields, tích hợp Mindmapping…
Ưu điểm:
- Các view có thể tùy biến và lưu được.
- Báo cáo chi tiết công việc
- Tạo danh sách công việc và lời nhắc
- Hỗ trợ tạo biểu đồ Gantt.
- Nhiều tính năng cho phiên bản miễn phí
- Có phiên bản dành cho Android và iOS.
Nhược điểm:
- Là phần mềm mới được ra mắt
- Không hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ khác nhau
Wrike

Wrike là một phần mềm quản lý công việc được phát triển trên nền tảng web. Và thứ mà làm cho nó có sự đặc biệt chính là: Three-Pane View.
Wrike có giao diện gồm ba bảng chính giúp mọi người có thể quản lý và theo dõi công việc hiệu quả hơn:
- Bảng trái: Chứa toàn bộ dự án lớn, phân cấp, và chỉnh sửa các nhiệm vụ.
- Bảng giữa: Chứa tất cả danh sách công việc hiện tại cho dự án.
- Bảng phải: Chứa thông tin chi tiết về công việc hiện tại.
Với giao diện này sẽ làm cho bạn dễ dàng quản lý mọi thứ chỉ với một trang web. Chúng ta cũng có thể theo dõi được toàn bộ công việc, giao tiếp với các thành viên khác.
Ưu điểm Wrike:
- Khả năng quản lý công việc cấp độ doanh nghiệp.
- rất nhiều tính năng được tích hợp như time tracking và chia sẻ file.
- Báo cáo chi tiết toàn bộ quá trình công việc.
Nhược điểm:
- Phiên bản mobile chưa hoàn thiện.
- Giao diện khó dùng – đặc biệt là người mới
Asana

Asana là phần mềm quản lý công việc hiệu quả cực kỳ phổ biến và được sử dụng bởi hầu hết các công ty lớn trên toàn cầu.
Một trong những điều mà người dùng nhớ tới Asana chính là giao diện người dùng. Nó cực kỳ đơn giản và dễ dàng sử dụng.
Bạn sẽ có thể thay đổi toàn bộ giao diện theo ý thích của mình và di chuyển các thẻ nhiệm vụ một cách dễ dàng. Bạn có thể xem được các hoạt động trên dashboard để theo dõi tiến trình làm việc của team.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tính năng Asana Visual project như một phiên bản thu nhỏ của biểu đồ Gantt. Với phần mềm này bạn sẽ dễ dàng tùy chỉnh lịch làm việc được linh hoạt hơn.
Ưu điểm Asana:
- Dễ dàng kiểm tra tiến trình công việc
- Nhiều tiện ích hỗ trợ.
- Quản lý công việc bằng cách kéo thả
Nhược điểm:
- Giới hạn tính năng trên phiên bản miễn phí
- Không dành cho các công việc quá phức tạp
Trello

Trello là phần mềm quản lý công việc hàng ngày khá phổ biến hiện nay. Đầu tiên chính là giao diện quản lý công việc đơn giản, chúng được gọi là “Board” cho mỗi công việc được giao. Người quản lý có thể mở chúng ngay trên giao diện chính, và thực hiện bất cứ thay đổi nào nếu muốn. Họ có thể thêm tag, field, hay độ ưu tiên – tất cả chỉ với một cú click chuột.
Chỉnh sửa thời hạn, nội dung công việc chỉ với việc kéo thả một cách dễ dàng. Ngoài ra bạn còn có thể tích hợp nhiều phần mềm nổi tiếng như: Google Drive, Github, Dropbox vào luôn Trello và sử dụng như bình thường, hỗ trợ đặt lịch tự động và chia sẽ dữ liệu.
Ưu điểm Trello:
- Giao diện đơn giản, thân thiện người dùng.
- Quản lý, tạo mới công việc dễ dàng.
- Nhiều chức năng bổ sung.
Nhược điểm Trello:
- Không có tính năng báo cáo.
- Khó quản lý các project phức tạp
Workzone

Workzone là một nền tảng web được ra mắt vào năm 2000. Đấy là lý do mà cho đến thời điểm bây giờ thì đây vẫn là công cụ tuyệt vời để quản lý thời gian, sắp xếp công việc cá nhân.
Giao diện quản lý đơn giản khi mà tất cả mọi thứ đều được ở dashboard, nơi mà bạn có thể kiểm tra tình trạng công việc. Mở bất kỳ project nào và bạn sẽ ngay lập tức thấy ngay các công việc trong đấy, deadline, và người tham gia.
Bạn cũng luôn nhận được các lời nhắn khi mà gần tới deadline và nó sẽ luôn được ghim ở đầu trang.
Với Workzone giúp cho mọi thành viên trong team có thể tương tác tại mục Comment phía dưới mỗi task.
Ưu điểm Workzone:
- Phần mềm quản lý công việc đơn giản
- Công cụ mạnh mẽ
- Hỗ trợ tính năng báo cáo công việc.
Nhược điểm Workzone:
- Giao diện lỗi thời.
- Thiếu nhiều tính năng như comment hay multiple view.
Một phần mềm quản lý công việc tốt cần đáp ứng những yếu tố gì?
Sau đây sẽ là 4 yếu tố cơ bản mà một phần mềm quản lý công việc cá nhân hay tập thể cần phải có.
Dễ dàng tương tác nhóm
Bất kỳ phần mềm quản lý nào cũng sẽ giúp mọi người trong team có thể dễ dàng tương tác công việc với nhau, như thời hạn deadline project, hay công việc đã được nhận hay chưa… Teamwork hiệu quả luôn là thứ quan trọng nhất trong bất kỳ dự án nào, vì đây sẽ là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công việc.
Một phần mềm quản lý công việc tốt sẽ giúp cho team của bạn dễ dàng tương tác và hiệu quả. Họ cần dễ dàng chia sẻ ý tưởng, ý kiến, tài nguyên hay các tài liệu để công việc hoàn thành nhanh chóng.
Vì thế, nếu bạn đang sở hữu một phần mềm sắp xếp công việc quá khó để sử dụng và tương tác thì đó không phải là một lựa chọn hoàn hảo.

Nhiều tính năng đặc biệt, mới mẻ
Quản lý công việc là một quá trình phức tạp, một phần mềm giúp cho việc quản lý dễ dàng với nhiều sự hỗ trợ luôn là việc đặt hàng đầu.
Nhưng phần mềm bạn đang sử dụng có giúp ích được không?
Đó là lý do mà bạn nên chọn một phần mềm hỗ trợ quản lý công việc mà ngày càng có thêm nhiều tính năng sáng tạo và có tính đột phá. Đó có thể là tính năng tích hợp Wiki, một ứng dụng ghi chú, hỗ trợ tạo sơ đồ Gantt…
Nếu không, bạn chỉ đang sử dụng một phần mềm đã quá lỗi thời mà thôi.
Cho phép dễ dàng tùy biến mọi thứ
Mọi công ty đều khác nhau. Mọi nơi làm việc đều khác nhau. Mọi project đều khác nhau.
Ứng dụng quản lý công việc của bạn phải thích nghi với điều này. Nó BẮT BUỘC phải dễ tùy biến cho người dùng.
Bạn cần phải thay đổi Layout, theme, giao diện, cấu hình – tất cả mọi thứ! Do đó một phần mềm quản lý công việc phải luôn thích ứng được với công ty và team.
Nếu phần mềm đó quá khó để sử dụng, cho dù có hàng ngàn tính năng hay đi chăng nữa, nhưng giao diện không thân thiện với người dùng, thì bạn hãy bỏ qua nó ngay. Team của bạn sẽ tốn thời gian để tìm ra cách hoạt động và sẽ làm giảm hiệu suất làm việc.
Khả năng phát triển phần mềm dựa trên thói quen người dùng
Một phần mềm quản lý tuyệt vời luôn phải có tầm nhìn phát triển.
Họ luôn phải có ý tưởng và mục đích phát triển dự trù cho tương lai. Và những ý tưởng đó nên là dựa trên những gì người dùng muốn. Do đó các ứng dụng này phải thường xuyên nhận feedback từ người dùng, mong muốn của họ để phát triển và đổi mới tính năng.
Trên đây là top 5 phần mềm quản lý công việc tốt nhất được khá nhiều người dùng tin tưởng sử dụng hiện nay. Đâu là phần mềm quản lý công việc bạn thường xuyên sử dụng, hãy comment phía bên dưới để chúng tôi được biết nhé.
Bài viết Top 5 phần mềm sắp xếp, quản lý công việc tốt nhất 2021 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Canhrau.com.