Sấy giày bằng máy sấy quần áo có thực sự tốt như lời đồn?

Trên thực tế, bạn vẫn có thể sấy giày bằng máy sấy quần áo, tuy nhiên bạn nên xem khuyến cáo của nhà sản xuất và tuân thủ một số nguyên tắc trước khi làm điều đó. Nhiều người cũng đã biết phương pháp này, tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác cách thực hiện để đôi giày vẫn sạch thơm, bền đẹp và đảm bảo không hư hỏng. Cùng nghenghiep.edu tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé.
20230517_EycKuURG.png

Các bước làm khô giày bằng máy sấy quần áo chi tiết​

Bước 1 Kiểm tra chất liệu giày​

Một trong những yếu tố quyết định bạn có nên chọn phương pháp làm khô giày bằng máy sấy hay không chính là chất liệu giày.

Những đôi giày có phần thân được làm từ chất liệu canvas bạn có thể dễ dàng làm khô bằng máy sấy với điều kiện phần đế không được làm từ cao su đặc hoặc chất liệu gel chuyên dụng cho vận động viên thể thao.

Giày da cũng không phải loại giày phù hợp để làm khô bằng cách dùng máy sấy quần áo. Cơ chế làm khô của máy sấy có là sử dụng nhiệt năng, nhiệt độ cao có thể làm hỏng phần da giày và chuyển động trong lúc sấy sẽ làm hỏng hình dáng giày, khó sửa chữa.

Vì thế, thay vì làm khô bằng máy sấy, những loại giày thể thao chuyên dụng, giày da, giày đế cứng bạn nên chọn những phương pháp làm khô thông thường hoặc mang đến các cơ sở vệ sinh giày chuyên nghiệp để được xử lý làm khô đúng quy trình, đảm bảo màu sắc, chất liệu của đôi giày.

>>> Đừng quên theo dõi kênh Cẩm nang đồ gia dụng để đọc thêm nhiều bài viết hay về đồ gia dụng nhé.

Bước 2: Loại giày nào bạn có thể làm khô bằng máy sấy quần áo?​

Những loại giày có thể làm khô bằng cách dùng máy sấy quần áo:
  • Giày có phần thân được làm từ vải canvas, sợi tổng hợp polyester
  • Phần đế làm từ cao su tổng hợp, chất nhẹ
Những loại giày không nên làm khô bằng máy sấy:
  • Giày vải mỏng, giày sandal, giày làm từ chất liệu da tự nhiên, da lộn, giày thể thao chuyên biệt có nhiều chi tiết được thiết kế dành cho vận động viên chuyên nghiệp
  • Phần đế làm từ cao su đúc đặc, dày, trọng lượng nặng hoặc làm bằng những vật liệu đặc biệt như gel, xốp chịu lực...

Bước 3: Chuẩn bị giày trước khi sấy khô bằng máy sấy quần áo​

Trước khi để giày vào máy sấy để tiến hành làm khô giày bằng máy sấy quần áo, bạn nên tháo hết dây buộc giày ra và nhồi giấy báo hoặc khăn khô vào bên trong giày. Giấy báo, khăn khô không chỉ giúp hút ẩm cho giày rất tốt mà còn hỗ trợ giữ đúng form giày.

Mũi giày và gót giày là 2 phần dễ bị nứt gãy khi làm khô giày bằng máy sấy, bạn nhớ nhồi giấy thật kỹ để đảm bảo form dáng cho đôi giày không bị đổi sau khi sấy xong.

làm khô giày bằng máy sấy quần áo


>>> Tham khảo: Một số điều cần tránh khi sử dụng máy sấy quần áo để máy sấy của bạn luôn trông như mới

Bước 4: Treo giày vào máy và đóng dây buộc vào cửa máy sấy​

Giày đã sẵn sàng để sấy, bạn dùng dây giày xỏ vào 2 lỗ trên cùng của giày, móc vào cửa máy sấy và đóng lại. Bạn cũng có thể cho hẳn giày vào lồng sấy, để giày nằm với phần đế hướng vào trong, cổ giày hướng ra ngoài. Với cách này bạn nên để thêm khăn dày vào để sấy chung giúp hạn chế tiếng ồn của giày lăn trong lồng giặt khi máy hoạt động.

Bước 5: Chuyển máy sấy sang chế độ sấy khô bằng không khí​

Tuy bạn có thể chọn chế độ thường để làm khô giày bằng máy sấy, tuy nhiên nghenghiep.edu khuyến khích bạn hãy chọn chế độ sấy khô bằng không khí để hạn chế tối đa nhiệt độ gây hỏng giày. Chế độ sấy bằng không khí cũng có hiệu quả làm khô giày nhanh như chế độ thường nhưng an toàn với giày hơn nhiều.

Bước 6: Sấy giày trong 20 phút và kiểm tra​

Khoảng thời gian lý tưởng để làm khô giày bằng máy sấy quần áo là khoảng 20 phút. Hết thời gian sấy, bạn mở máy kiểm tra xem giày đã hoàn toàn khô chưa. Nếu vẫn còn ẩm, bạn có thể sấy thêm một chút nữa tầm 10 phút, không nên sấy giày quá lâu khiến chất liệu nhựa trong đế dày khô giòn dễ gãy nứt.

làm khô giày bằng máy sấy quần áo 1

Một số lưu ý khi sấy giày bằng máy sấy quần áo​

3.1. Ngăn chặn tình trạng cong vênh của giày​

- Khi hoàn thành quá trình làm khô, hãy nhanh chóng lấy giày ra khỏi máy và để chúng ở nơi thoáng mát để nguội.

- Hãy tránh rút phần giấy ngay sau khi sấy. Phần giấy này sẽ giữ form giày cho đến khi hơi nóng biến mất hoàn toàn.

- Nếu thấy giày bị cong vênh, bạn có thể dùng tay nắn lại hoặc đặt vật nặng lên để khôi phục form dáng.

3.2. Hạn chế việc sử dụng máy sấy quần áo để làm khô giày thường xuyên​

Mặc dù máy sấy quần áo có thể làm khô giày, nhưng không nên áp dụng phương pháp này thường xuyên. Đối với mỗi loại giày, đặc tính khác nhau, máy sấy quần áo không phải là lựa chọn tối ưu để làm khô giày. Trong những tình huống không thể tránh, chỉ khi bạn cần đôi giày khô ngay để ra khỏi nhà, bạn mới nên áp dụng cách sấy này. Đặc biệt, với những đôi giày phức tạp, khó chăm sóc, hoặc đắt tiền, nên tìm đến các cửa hàng chăm sóc giày chuyên nghiệp để được hỗ trợ làm sạch một cách đúng đắn.

Tổng kết
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách sấy giày bằng máy sấy quần áo. Đây chỉ là cách để bạn “chữa cháy” trong những tình huống khẩn cấp cần giày khô nhanh vì thế bạn không được lạm dụng cách này để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của giày nhé!


Link bài gốc: http://nghenghiep.edu.vn/
 
Top