Quy Trình Kiểm Định Sàn Treo Nâng Người (Gondola)

Tonga49

New member
Sàn treo nâng người (Gondola) là thiết bị được sử dụng trong ngành xây dựng. Với kết cấu sàn bao gồm: xoa sàn công tác, dầm treo, cụm máy tời nâng, đối trọng, cáp thép và các cơ cấu, bộ phận an toàn khác. Sàn treo nâng người được treo từ một cấu trúc chính (như tòa nhà, cầu, giàn giáo) và có thể di chuyển dọc theo chiều dọc hoặc ngang để đáp ứng các yêu cầu thi công và bảo trì nhằm đảm bảo an toàn cho cho người lao động và công trình. Và dưới đây là một số nội dung kiểm định sàn treo nâng người (Gondola) mà bạn cần lưu ý.

I. Vì sao phải thực hiện kiểm định sàn treo?

Trên thực tế, việc không thực hiện kiểm định an toàn sàn treo nâng người đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn lao động trên các công trình xây dựng. Nguyên nhân chính thường liên quan đến việc gãy sàn treo, và những sự cố này đã gây xôn xao dư luận. Vì vậy, thực hiện kiểm định an toàn sàn treo là cần thiết để:

  • Bảo đảm an toàn trong quá trình thi công: Qua việc kiểm định an toàn, ta có thể tránh xảy ra các tai nạn lao động đáng tiếc và thương tâm. Điều này giúp đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho công nhân và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sàn treo nâng người.
  • Sửa chữa, bảo trì và xử lý sự cố: Kiểm định an toàn cung cấp cơ hội để phát hiện và khắc phục các trục trặc của thiết bị sàn treo. Điều này giúp đảm bảo tiến độ thi công được duy trì và đảm bảo sự liên tục trong quá trình làm việc trên cao.
  • Xây dựng tính pháp lý chặt chẽ: Thực hiện kiểm định an toàn sàn treo giúp xây dựng tính pháp lý chặt chẽ trong quá trình thi công. Điều này giúp tránh các rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lý và trách nhiệm pháp lý khi không tuân thủ quy định kiểm định, từ đó đảm bảo an toàn và tránh xảy ra tai nạn không mong muốn.
II. Quy trình thực hiện kiểm định sàn treo

Bước1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị


Trước khi tiến hành kiểm định sàn treo, cần kiểm tra các giấy tờ liên quan như lý lịch, hồ sơ thiết bị, bản vẽ nguyên lý hoạt động, hồ sơ lắp đặt, và các tài liệu khác.

Bước 2: Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra vị trí đặt:
Đảm bảo mặt bằng lắp đặt sàn treo có khả năng chịu lực. Vị trí lắp đặt phải đảm bảo khoảng cách an toàn với đường dây tải điện.

Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ và phù hợp của các bộ phận, cụm máy, chi tiết và thông số kỹ thuật trên nhãn mác thiết bị.

Kiểm tra tình trạng an của các chi tiết, bộ phận của thiết bị, bao gồm:

  • Kết cấu kim loại của sàn thao tác và cơ cấu treo.
  • Các điểm ghép bu lông của các liên kết.
  • Các liên kết hàn trên thiết bị.
  • Kiểm tra cáp thép theo tiêu chuẩn, đầu cáp và tăng đơ cáp neo giằng cần.
  • Kiểm tra khối lượng của đối trọng trên cơ cấu treo và neo giữ cố định trên chân cơ cấu treo.
  • Kiểm tra các thiết bị đảm bảo an toàn như giới hạn hành trình, dây an toàn, khóa cứu sinh.
  • Kiểm tra hệ thống cáp điện, tủ điều khiển.
  • Kiểm tra hệ thống sàn thao tác.
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật, thử không tải

Kiểm tra hoạt động của cơ cấu hạ tầng và cơ cấu phanh hãm.

Kiểm tra hoạt động của giới hạn hành trình, cơ cấu cứu hộ bằng tay và khả năng chống trượt của khóa an toàn.

Bước 4: Các chế độ thử tải, phương pháp thử

Thử nghiệm tải trọng tĩnh:


Thử nghiệm tải trọng tĩnh được tiến hành khi thử nghiệm không tải đạt yêu cầu.

Mức thử tải là 150% tải trọng làm việc.

Tải thử được bố trí đều trên sàn thao tác.

Độ cao nâng tải từ 100 đến 200mm kể từ sàn thao tác đến mặt nền.

Thời gian duy trì tải thử là 10 phút.

Kết quả đạt yêu cầu khi sàn thao tác không bị trôi, thiết bị không bị mất ổn định và kết cấu kim loại không bị biến dạng.

Thử tải trọng động:

Mức tải trọng khi thử là 125% tải trọng làm việc.

Thử nghiệm bao gồm hoạt động lên xuống sàn nâng ít nhất 3 lần.

Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu hoạt động theo đúng tính năng thiết kế, không có dấu hiệu bất thường và phanh không bị trôi.

Thử cơ cấu khóa an toàn:

Thực hiện thao tác vận hành kiểm tra hoạt động của khóa an toàn khi sàn thao tác có độ nghiêng theo phương ngang 25% hoặc đạt trọng giới hạn quy định của nhà chế tạo.

Kết quả đạt yêu cầu khi sàn thao tác đạt độ nghiêng nhất định, khóa an toàn trên sàn thao tác đóng giúp đảm bảo sàn thao tác không bị trôi hay nghiêng ảnh hưởng đến an toàn của người tham gia thi công.Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định

Sau khi hoàn thành kiểm định sàn treo, các kết quả được xem xét và xử lý theo quy trình và quy định liên quan. Việc xử lý kết quả kiểm định bao gồm việc đánh giá và ghi nhận kết quả, tiến hành các biện pháp cần thiết để khắc phục những vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm định.

III. Thời gian thực hiện kiểm định sàn treo

Thời hạn kiểm định định kỳ sàn treo là 1 năm. Đối với sàn treo đã sử dụng trên 10 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 6 tháng. Khách hàng nên kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn.

Kết luận

Trên đây là một số điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện kiểm định an toàn cho sàn treo nâng người. Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ kiểm định an toàn thiết bị, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0989 648 618 để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tâm nhất.
Quý khách hàng có thể tham khảo hồ sơ năng lực của công ty Tư Vấn Kiểm Định Xây Dựng Bình Dương: tại đây

 
Top