Mình từng nghĩ máy rửa bát là “xa xỉ phẩm”
Trước đây, mình luôn nghĩ máy rửa bát là thứ dành cho nhà giàu, dư dả không gian và tiền bạc. Nhà mình chỉ có 3 người, bữa ăn đơn giản – nên “rửa tay vài cái là xong, mua chi cho phí”.Nhưng từ khi sinh bé thứ 2, việc nhà dồn dập, mình bắt đầu thấy mệt mỏi với… chén dĩa! Tối nào cũng 20–30 phút chỉ để rửa, lau, úp – chưa kể mùa mưa ẩm, ly chén có mùi hôi nhẹ.
Sau vài lần phân vân, mình quyết định đầu tư máy rửa bát – và thật sự hối hận vì đã không mua sớm hơn.
Những điều nên biết trước khi chọn máy rửa bát
1. Máy rửa bát có tốn điện – nước không?
Không như mình tưởng, máy rửa bát dùng ít nước hơn rửa tay – khoảng 9–12 lít/lần, nhờ phun tia áp lực cao. Về điện, nếu dùng mỗi ngày 1 lần, máy tốn khoảng 1 số điện/ngày, tức 30.000–40.000đ/tháng.Tính ra rẻ hơn nước rửa chén và tiền găng tay cao su luôn!
2. Cần chừa sẵn tủ âm hoặc chọn máy độc lập
Nếu đang thi công bếp, bạn nên chừa khoang tủ rộng 60cm, có đường cấp và thoát nước riêng để đặt máy âm tủ.Trường hợp đã làm bếp rồi, vẫn có thể chọn máy rửa bát dạng độc lập hoặc đặt lên bàn – tuy nhiên sẽ chiếm không gian hơn.

3. Máy rửa được cả xoong nồi, thớt, chén nhỏ
Ban đầu mình nghĩ chỉ rửa được ly, dĩa… nhưng thực tế máy rửa được:- Nồi, chảo (không chống dính)
- Thớt nhựa
- Chén nhỏ, muỗng, vá inox
- Bình sữa em bé (nhờ chế độ sấy diệt khuẩn)
Lưu ý khi tích hợp máy rửa bát vào bếp
- Chọn vị trí gần chậu rửa → tiện xả nước thừa, tráng sơ
- Nên làm tủ bếp nhựa chịu nước (như Vincoplast), vì khu máy luôn ẩm
- Tính toán chiều cao mặt đá để mở cửa máy không vướng
- Nếu dùng máy âm, nên để thêm 1 khe thông gió 5–8cm ở hậu tủ


Có nên đầu tư máy rửa bát?
Nếu bạn:- Đi làm cả ngày, ít thời gian rửa dọn
- Nhà có người lớn tuổi hoặc con nhỏ
- Cần tiết kiệm nước, tránh tay tiếp xúc hóa chất