cauthangkinhhp
New member
I. Xác định chi phí lãi vay làm cơ sở được trừ khi tính Thuế TNDN
1.) Nguyên tắc chung xác định chi phí được trừ
Trừ các khoản chi không được trừ (37 khoản), DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:Xem : Liệt Kê Các khoản chi không được trừ khi xác định TNCT của TNDN
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến HĐ SXKD của
- Khoản chi có đủ Hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
- Khoản chi nếu có HĐ mua HHDV từng lần – bao gồm cả HĐGTGT và HĐ bán hàng – có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế
Theo đó:
- Vay của tổ chức tín dụng, vay của các tổ chức kinh tế, của các DN không bị không chế mức 150% mà theo HĐ vay và tuân thủ các quy định của Luật tổ chức tín dụng
- Vay của cá nhân, vay của các các tổ chức không phải là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: như công đoàn, quỹ nhàn rỗi chỉ được hạch toán vào chi phí theo quy định trên.
- Riêng đối với khoản vay của cá nhân, khi trả lãi tiền vay phải khấu trừ thuế TNCN 5% trên số lãi thực tế để nộp vào NSNN trước khi trả lãi.
Cụ thể:
- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
Ví dụ về khống chế lãi vay với vốn điều lệ còn thiếu
Vốn điều lệ theo tiến độ 31/12/20xx là 50 tỷ. Đến 1/1/2023 vốn ĐL chỉ 40 tỷ, thiếu 10 tỷ- Năm 20XX+1, DN vay các tổ chức TD 9 tỷ đồng, lãi suất 8% năm=> 720 tr
- => DN phải loại trừ CP tính thuế TNDN năm 20XX+1 là 720 tr
Khoản 18. Điều 3: TT số 96/2015/TT-BTC quy định: Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Theo đó:Vốn điều lệ theo tiến độ đến 1/1/20XX+1 doanh nghiệp A đã nộp đủ theo quy định. Năm 20XX+1, doanh nghiệp A vay NH để đầu tư vào doanh nghiệp B với chi phí lãi vay cho khoản đầu tư là 980 đ.
Khoản lãi vay này được hạch toán ngay vào chi phí tính thuế TNDN của DN A năm 20XX+1
CV số 4975/TCT-CS ngày 26/10/2016 hướng dẫn:
Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng cho DN khác vay với lãi suất là 0% thì hoạt động cho vay vốn trên là việc thực việc trao đổi không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, DN thuộc diện bị ấn định thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế
CV số 3930/TCT-DNL ngày 12/10/2018 về việc chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
- Trường hợp Viettel là DN có số dư tiền gửi NH có kỳ hạn; tiền gửi thanh toán có kế hoạch sử dụng phục vụ HĐSXKD mà phát sinh chi phí lãi vay ngân hàng nếu khoản chi này có đầy đủ HĐCT theo quy định của pháp luật, khoản chi trả lãi tiền vay phục vụ HĐSXKD của DN và không thuộc trường hợp khoản chi trả lãi tiền vay dùng để góp vốn điều lệ, chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu thì khoản chi phí lãi vay nêu trên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN .
- Khi thực hiện các giao dịch vay và trả nợ vay không sử dụng các hình thức thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 của Bộ Tài chính thì khoản chi phí lãi vay của DN không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
- Theo đó các hình thức giao dịch vay, trả bằng tiền mặt, hoặc nộp tiền mặt vào tài khoản bên vay, cho vay … đều không được tính vào chi phí tính thuế TNDN .

II. Xác định DN có giao dịch liên kết và xác định EBIDA
1.) Tầm quan trọng
- Việt Nam là một trong số các quốc gia đang tiến hành cải cách quy định về thuế quốc tế và xác định giá GDLK dựa trên chương trình hành động BEPS của OECD. Việc cải cách này nhằm gia tăng sự minh bạch về thuế giữa doanh nghiệp và người nộp thuế; đảm bảo tăng cường pháp luật về thuế.
- Về phía doanh nghiệp: trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp tính toán nhằm đạt tối đa lợi ích của tập đoàn KD – trong đó chuyển giá được sử dụng là một trong những giải pháp có hiệu quả cao – chuyển giá vì mục đích quản trị DN và chuyển giá nhằm trốn tránh, giảm thiểu nghĩa vụ nộp thuế với
- Phía nhà quản lý:
- OECD đã đưa ra các nguyên tắc hướng dẫn xác định giá chuẩn – là công cụ để tăng cường chống thất thu thuế do chuyển giá.
- Mỗi quốc gia đều có chính sách và biện pháp cụ thể thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
- Doanh nghiệp cần hiểu biết đầy đủ các văn bản quy định để xác định doanh nghiệp mình thuộc đối tượng điều chỉnh nào, đồng thời có các biện pháp, giải pháp triển khai thực hiện mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá thị trường.
- Giảm thiểu trường hợp DN bị chuyển từ giải pháp tăng hiệu quả kinh doanh qua chuyển giá nhằm tránh thuế sẽ trở thành rủi ro do bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế: gian lận, trốn thuế.
- DN bị xử lý về gian lận thuế: ảnh hưởng uy tín thương hiệu = giảm lòng tin với khách hàng, mất uy tín doanh nghiệp.
- Trong giai đoạn này cơ quan thuế đang triển khai các nhóm giải pháp về gia hạn, miễn giảm thuế cho DN để khắc phục khó khăn của đại dịch Covid 19, nguồn thu NSNN bị giảm sút nên cần tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, trong đó có chống chuyển giá để đảm bảo bù đắp một phần hụt thu