Các lưu ý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

cauthangkinhhp

New member

Các lưu ý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế Thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

Thuế Thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x 20%
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập miễn thuế – Lỗ kết chuyển
Thu nhập chịu thuế = Tổng doanh thu tính thuế – Chi phí được trừ + Thu nhập khác
Từng chỉ tiêu ở công thức tính thuế trên phải được xác định một cách chính xác, dựa trên luật thuế hiện hành

Các khoản doanh thu và thu nhập khác được xác định theo luật kế toán đã được tìm hiểu chi tiết tại Chuẩn mực kế toán số 14

Các khoản chi phí được trừ được xác định tại bài viết : Nguyên tắc chung xác định chi phí được trừ

Các khoản chi phí không đươc trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đã được liệt kê chi tiết tại : Các khoản chi phí không được trừ

Các khoản doanh thu và thu nhập khác được xác định theo luật kế toán đã được tìm hiểu chi tiết tại Chuẩn mực kế toán số 14.

Và các khoản thu nhập khác này được xác định thế nào khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp ?
luu y ve nguyen tac dieu kien khau tru hoan thue gtgt (3).jpg

I. THU NHẬP KHÁC

Theo đó, các khoản thu nhập khác bao gồm:

a. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán

b. Thu nhập từ chuyển nhượng Bất động sản

c. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; Chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

d. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm

  • Tiền bản quyền sở hữu trí tuệ
  • Chuyển giao công nghệ
Xác định bằng : Số tiền thu được – Chi phí tạo ra công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ hoặc giá vốn – Chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển… và các khoản chi khác.

e.Thu nhập từ cho thuê tài sản

Xác định bằng: Doanh thu từ hoạt động – Các chi phí được trừ có liên quan (KH, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng, thuê để cho thuê lại…)

f.Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ BĐS), các giấy tờ có giá:
TN = Doanh thu CN, TL – Giá trị còn lại – CF liên quan đến thanh lý, CN.

g.Thu nhập từ Lãi tiền gửi, tiền cho vay vốn:

  • Thu Lãi tiền gửi, lãi cho vay > Chi lãi vay: Sau bù trừ tính vào TNK.
  • Thu lãi tiền gửi, lãi cho vay < Chi lãi vay: Sau bù trừ tính vào giảm trừ HĐSXKD chính.
h.TN hoạt động bán ngoại tệ
TN = Tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ – Tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra.
Luu y ve thue tndn.jpg

* TN từ chênh lệch tỷ giá:

Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ:

1.Liên quan đến HĐSXKD chính : Tính vào TN hoặc CF HĐSX KD chính

2.Không liên quan đến HĐSXKD chính: Tính vào TNK hoặc CF tài chính.

chính: Tính vào TN hoặc CF HĐSXKD chính 3.Không liên quan đến HĐ SXKD chính: Tính vào TNK hoặc CF tài chính.

*Đối với NPThu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái tính vào CF được trừ hoặc TN là khoản chênh lệch giữa:
1.Tỷ giá tại thời điểm thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản vay với:
2.Thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc cho vay ban đầu.

Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm:
1.Tỷ giá đánh giá lại số dư cuối năm là: Tiền mặt, tiền đang chuyển, các khoản NPT khác có gốc ngoại tệ.

j. Khoản Nợ khó đòi đã xóa nay đòi được.

k. Khoản Nợ phải trả không xác định được chủ nợ. TN từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước phát hiện ra.

m.Các khoản thi về tiền phạt, tiền bồi thường:

  • Thu tiền phạt, tiền bồi thường > Chi phạt, chi bồi thường: Sau bù trừ, phần còn lại tính vào TNK.
  • Thu tiền phạt, tiền bồi thường < Chi phạt, chi bồi thường: Sau bù trừ, phần còn lại trừ vàoTNK.
Trường hợp trong năm không có TNK thì giảm trừ HĐSXKD chính.

Các khoản thu trên không bao gồm:

  • Thu tiền phạt, tiền bồi thường ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư.
  • Các khoản chi trên không bao gồm khoản Phạt vi phạm hành chính.
  • Chênh lệch do đánh giá lại tài sản khi Góp vốn, điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (Trừ DN 100% vốn nhà nước khi cổ phần hóa, sắp xếp đổi mới DN).
  • Phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: Tài sản thông thường: Tính một lần vào TNK hoặc giảm trừ TNK tại DN có TS ĐGL.
  • Tài sản là giá trị quyền sử dụng đất:
1.Trường hợp góp vốn
a.Trường hợp mà DN nhận Giá trị quyền sử dụng đất được phân bổ dần giá trị đất vào CF được trừ: Tính một lần vào TNK.

b.Trường hợp góp vốn để hình thành TSCĐ thực hiện SXKD: mà DN nhận Giá trị quyền sử dụng đất KHÔNG được phân bổ dần giá trị đất vào CF được trừ:
Bên nhận không được trích khấu hao


p. Các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác DN nhận được theo thỏa thuận từ:
i.Bàn giao lại vị trí đất cũ để di dời cơ sở SXKD sau khi trừ các chi phí liên quan (CF di dời, giá trị còn lại, CF khác).Chính sách của NNước, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

q.Các khoản trích trước vào chi phí:

  • DN không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà
  • DN không hạch toán điều chỉnh giá chi phí; khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình xây dựng.
r. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà không tính trong doanh thu:

  • Thưởng giải phóng tàu nhanh.
  • Tiền thưởng trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ đi các khoản CF để có thu nhập đó.
s.TN từ tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi, CF tiêu thụ mà phế liệu, phế phẩm này tạo ra trong quá trình sản xuất:

  • Các sản phẩm đang được ưu đãi thuế TNDN thì khoản TN này được hưởng ưu đãi.
  • Các sản phẩm không được ưu đãi thuế TNDN thì khoản TN này tính vào TNK.
t. Khoản tiền hoàn thuế XK, thuế NK của hàng hóa đã thực xuất, thực nhập khẩu thì:

  • Nếu phát sinh trong năm quyết toán thuế TNDN thì được tính giảm trừ CF ngay trong năm đó.
  • Nếu phát sinh các năm quyết toán thuế TNDN trước thì tính vào TNK của năm phát sinh khoản TN (hoàn thuế).
TN này liên quan đến HĐ SXKD đang được hưởng ưu đãi thì được ưu đãi.

TN này không liên quan đến HĐ SXKD đang được hưởng ưu đãi thì không được ưu đãi, tính vào TNK.

u.TN từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước được chia:

Từ TN trước khi nộp thuế TNDN.

v.Trường hợp DN tiếp nhận thêm thanh viên góp vốn, phát sinh chênh lệch số tiền thành viên góp vốn bỏ ra cao hơn giá trị phần vốn góp của thành viên đó trong tổng số vốn điều lệ thì:

Nếu được xác định phần chênh là TN DN thì không tính vào TNCT.

Nếu không được xác định, được chia cho các thành viên góp vốn cũ, thì được coi là TN của ác thành viên góp vốn cũ (TC, CN). Các khoản thu nhập khác theo quy định pháp luật.

II.Thu nhập miễn thuế (12 mụ


  • Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông ở: Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
  • Thu nhập từ trồng trọt (kể cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và doanh nghiệp được ưu đãi thuế là:
1.Thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng.

2.Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (kể cả trường hợp mua SP nông sản, thủy sản về chế biến)

3.Điều kiện để thu nhập từ SP, HH chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế, phải đáp ứng đồng thời các quy định sau:

a.Tỷ lệ nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất từ 30% trở lên.

b.Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế TTĐB.

4.Thu nhập miễn thuế còn bao gồm cả:

a.Thu nhập từ thanh lý các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng (trừ thanh lý vườn cây cao su.

b.Thu nhập từ việc bán phế liệu, phế phẩm liên quan đến các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản.

Xem thêm ở trang dvketoantphcm.com https://dvketoantphcm.com/cac-luu-y-khi-xac-dinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep/
 
Top