A
Ami Mít Ướt
Guest
Một trong những cách nhanh nhất để bạn có thể hủy lệnh in trên máy tính đó chính là hãy tắt nguồn máy in. Tuy nhiên, giải pháp này mình khuyên các bạn hãy hạn chế sử dụng vì nó ít nhiều ảnh hưởng xấu đến phần cứng và tuổi thọ của thiết bị. Trong bài viết này, Canh Rau sẽ hướng dẫn cho bạn x cách xóa lệnh in nhanh chóng và đơn giản nhất.
Bước 1: Từ trên màn hình Desktop của bạn, hãy nhấn vào Start Menu. Sau đó nhấn tiếp vào biểu tượng Settings (có hình bánh răng cưa) để mở cửa sổ Windows Settings. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp phím tắt Windows + I thay thế.
Bước 2: Bạn nhấn chọn tiếp mục Devices.
Bước 3: Trong giao diện cửa sổ bên tay trái, bạn hãy chọn tab Printers & Scanners. Tại mục bên phải, trong phần Printers & Scanners, bạn hãy nhấp chuột trái vào máy in bạn muốn hủy lệnh và chọn Open Queue.
Bước 4: Tại giao diện Microsoft Print to PDF, bạn hãy nhấp chuột phải vào khoảng trắng bất kỳ và lựa chọn Cancel All Document để hủy lệnh in.
Bước 1: Bạn chọn Start Menu, nhập cmd vào ô tìm kiếm. Sau đó bạn chuột phải vào ứng dụng cmd chọn Run as administrator.
Bước 2: Chúng ta điền dòng lệnh net stop spooler và nhấn Enter. Nếu bạn thấy như hình là đã thành công. Lúc này mọi hoạt động in trên máy tính đều sẽ bị dừng lại.
Bước 3: Cuối cùng, bạn bật lại máy in bằng lệnh net start spooler và tiếp tục in ấn như thường.
Bước 1: Cũng trong Start Menu, bạn nhập Run vào ô tìm kiếm và bật nó lên (hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Windows + R). Trong hộp thoại Run, chúng ta điền vào Service.msc sau đó nhấn OK.
Bước 2: Trong hộp thoại Services, hãy tìm kiếm chức năng Print Spooler. Bạn chuột phải vào chức năng đó và chọn Stop.
Bước 3: Cuối cùng, bạn truy cập thư mục sau: C:\Windows\System32\spool\PRINTERS. Xóa hết tất cả file trong thư mục đó và Restart lại Print Spooler.
Bước 1: Bạn mở hộp thoại Run và nhập vào Control Printers, sau đó nhấn OK.
Bước 2: Tại cửa sổ Devices and Printers, bạn nhấn chuột phải vào máy in đang sử dụng. Chọn See what’s printing.
Bước 3: Trên thanh Menu chọn Printer -> Cancel All Documents. Như vậy là bạn đã hủy lệnh in trong Win 10 và Windows 7 thành công.
Bước 1: Tại Start Menu, bạn mở chương trình Control Panel của máy tính.
Bước 2: Để dễ dàng thao tác, bạn có thể thay đổi hiển thị View by thành Category. Tiếp theo chọn View devices and printers.
Bước 3: Nhấn chuột phải vào máy in muốn thực hiện hủy lệnh in ngay lập tức. Chọn See what’s printing.
Bước 4: Chuột phải vào file Word hoặc Excel đang in phía dưới và chọn Cancel.
Đây là cách mà đa số mọi người thường sử dụng. Với cách làm này thì bạn sẽ dễ dàng hủy lệnh in trên máy tính nhanh chóng, tuy nhiên mình khuyên các bạn không nên lạm dụng. Vì cách làm này sẽ gây nguy hại đến phần cứng của máy in, về lâu dài có thể khiến cho tuổi thọ của máy bị giảm.
Qua 6 cách hủy lệnh in trên máy tính kể trên, tùy theo phiên bản hệ điều hành mà bạn đang sử dụng thì hãy áp dụng cách làm cho phù hợp nhé.
Chúc các bạn thành công.
Bài viết 6 cách xóa, hủy lệnh in trên Máy tính Windows 10, 8.1, 7 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Canhrau.com.
Cách hủy lệnh in bằng Devices and Printers
Bước 1: Từ trên màn hình Desktop của bạn, hãy nhấn vào Start Menu. Sau đó nhấn tiếp vào biểu tượng Settings (có hình bánh răng cưa) để mở cửa sổ Windows Settings. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp phím tắt Windows + I thay thế.

Bước 2: Bạn nhấn chọn tiếp mục Devices.

Bước 3: Trong giao diện cửa sổ bên tay trái, bạn hãy chọn tab Printers & Scanners. Tại mục bên phải, trong phần Printers & Scanners, bạn hãy nhấp chuột trái vào máy in bạn muốn hủy lệnh và chọn Open Queue.

Bước 4: Tại giao diện Microsoft Print to PDF, bạn hãy nhấp chuột phải vào khoảng trắng bất kỳ và lựa chọn Cancel All Document để hủy lệnh in.

Cách dừng lệnh in bằng lệnh cmd
Bước 1: Bạn chọn Start Menu, nhập cmd vào ô tìm kiếm. Sau đó bạn chuột phải vào ứng dụng cmd chọn Run as administrator.

Bước 2: Chúng ta điền dòng lệnh net stop spooler và nhấn Enter. Nếu bạn thấy như hình là đã thành công. Lúc này mọi hoạt động in trên máy tính đều sẽ bị dừng lại.

Bước 3: Cuối cùng, bạn bật lại máy in bằng lệnh net start spooler và tiếp tục in ấn như thường.

Hủy lệnh in ngay lập tức bằng Service.msc
Bước 1: Cũng trong Start Menu, bạn nhập Run vào ô tìm kiếm và bật nó lên (hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Windows + R). Trong hộp thoại Run, chúng ta điền vào Service.msc sau đó nhấn OK.

Bước 2: Trong hộp thoại Services, hãy tìm kiếm chức năng Print Spooler. Bạn chuột phải vào chức năng đó và chọn Stop.

Bước 3: Cuối cùng, bạn truy cập thư mục sau: C:\Windows\System32\spool\PRINTERS. Xóa hết tất cả file trong thư mục đó và Restart lại Print Spooler.

Cách xóa, hủy lệnh in trên máy tính bằng Control Printer
Bước 1: Bạn mở hộp thoại Run và nhập vào Control Printers, sau đó nhấn OK.

Bước 2: Tại cửa sổ Devices and Printers, bạn nhấn chuột phải vào máy in đang sử dụng. Chọn See what’s printing.

Bước 3: Trên thanh Menu chọn Printer -> Cancel All Documents. Như vậy là bạn đã hủy lệnh in trong Win 10 và Windows 7 thành công.

Xóa lệnh máy in bằng Control Panel
Bước 1: Tại Start Menu, bạn mở chương trình Control Panel của máy tính.

Bước 2: Để dễ dàng thao tác, bạn có thể thay đổi hiển thị View by thành Category. Tiếp theo chọn View devices and printers.

Bước 3: Nhấn chuột phải vào máy in muốn thực hiện hủy lệnh in ngay lập tức. Chọn See what’s printing.

Bước 4: Chuột phải vào file Word hoặc Excel đang in phía dưới và chọn Cancel.

Tắt máy in hoặc khởi động lại máy để hủy lệnh in
Đây là cách mà đa số mọi người thường sử dụng. Với cách làm này thì bạn sẽ dễ dàng hủy lệnh in trên máy tính nhanh chóng, tuy nhiên mình khuyên các bạn không nên lạm dụng. Vì cách làm này sẽ gây nguy hại đến phần cứng của máy in, về lâu dài có thể khiến cho tuổi thọ của máy bị giảm.
Qua 6 cách hủy lệnh in trên máy tính kể trên, tùy theo phiên bản hệ điều hành mà bạn đang sử dụng thì hãy áp dụng cách làm cho phù hợp nhé.
Chúc các bạn thành công.
- Hướng dẫn cách kết nối máy in với máy tính, laptop Windows 10/8.1/7
- Hướng dẫn cách kết nối máy tính qua mạng LAN
- Hướng dẫn 6 cách sửa lỗi máy in không nhận lệnh in
Bài viết 6 cách xóa, hủy lệnh in trên Máy tính Windows 10, 8.1, 7 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Canhrau.com.