16 công thức đẩy tương tác trên social media

Sonpogba

Member
Việc có nhiều tương tác trên Social có thể mang đến được nhiều lợi ích cho website và doanh nghiệp của bạn. Điều này sẽ làm tăng độ tin cậy, tăng sức hút và mở rộng những đối tượng khách hàng tiềm năng. Nhưng không phải trang Social nào cũng có lượng tương tác tốt, vậy làm cách nào để k khắc phục tình trạng này? Refresh Web đã tổng hợp cho bạn 16 công thức đẩy tương tác trên Social Media ở bài viết dưới đây.

  1. FAB: Feature- Advantaged- Benefits
  • Feature- Tính năng: Nhưng gì mà sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể làm
  • Advantages- Ưu điểm: Sản phẩm dịch vụ của bạn giúp ích gì cho khách hàng
  • Benefits- Lợi ích: Những điều mà người đọc muốn nhận được
công thức FAB
FAB- Tập trung tối đa vào lợi ích sản phẩm dịch vụ
[Xem thêm: Làm sao để xây dựng kế hoạch Social Media Marketing hiệu quả?]

2. BAB: Before- After- Bridge

  • Before: Trước – Thực trạng chung của vấn đề đang tồn tại.
  • After: Sau – Thực trạng sau khi vấn đề được giải quyết.
  • Bridge: Cầu nối – Thực trạng đó được giải quyết bằng cách nào.
Đây là công thức đơn giản mà các blogger chia sẻ kiến thức áp dụng, nêu ra vấn đề, mô tả kết quả muốn đạt được và cách thức để đạt được nó. Ví dụ: thiết kế ảnh cho website Social Media tốn rất nhiều thời gian nhưng nếu bạn sử dụng Photoshop thì thời gian làm có thể giảm từ 1h xuống 15p.

3. PAS: Problem- Agitate- Solve

  • Problem: xác định vấn đề
  • Agitate: làm sâu vấn đề
  • Solve: giải quyết vấn đề
PAS là một trong những công thức được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Các blogger gọi đây là công thức để thống trị truyền thông xã hội, bạn có thể tham khảo kỹ hơn qua bài viết này.So với công thức thứ 2 thì công thức PAS này mô tả rõ thực trạng sẽ ra sao nếu vấn đề còn tồn tại. Ví dụ: “Bạn 26 tuổi nhưng chỉ nặng 38 kg, việc gầy gò, thiếu cân, làm bạn không thăng tiến được trong sự nghiệp, không kiếm được người yêu, bị đồng nghiệp coi thường …, nếu đúng vậy mời bạn hãy tham khảo khóa học Yoga giúp cải thiện sức khỏe này”

công thức pas
PAS- Công thức để thống trị Social Media
4. 4C: Clear- Concise- Compelling- Credible

  • Clear: rõ ràng
  • Concise: ngắn gọn
  • Compelling: thuyết phục
  • Credible: Đáng tin
Rất đơn giản, đây là công thức nói về tiêu chí để viết nội dung và chỉ cần 4C này là đủ cho tất cả.

Ví dụ:“Ghi nhớ mọi điều! Kể cả đó là sinh nhật của cháu trai. Hãy dùng thử công cụ sắp xếp công việc sau: Link…”

5. 4U: Useful- Urgent- Unique- Ultra-specific

  • Useful– Hữu ích: Tạo được giá trị cho người đọc.
  • Urgent– Khẩn cấp: Tạo cảm giác cấp bách cho người đọc.
  • Unique– Độc nhất: Truyền đạt ý tưởng để đưa ra lợi ích một cách độc đáo nhất, có thể là bài phỏng vấn độc quyền 1 người nổi tiếng nào đó.
  • Ultra-specific– Rất cụ thể: Diễn đạt những điều trên một cách cụ thể, chân thực nhất.
Công thức này phù hợp cho những đề tài nóng, diễn biến và lan truyền nhanh trên mạng xã hội. Một cách thông minh để “đi tắt đón đầu” những hot trend hoặc thông tin có tính chất thời sự nóng bỏng, cụ thể trong nội dung truyền tải. Ví dụ: “Hội thảo sáng thứ 4 tuần này: Trả lời tất cả các câu hỏi về việc khóa tài khoản quảng cáo và không hạn chế thời gian. Hiện chỉ còn 5 slot.”

công thức 4U
4U- Công thức đón đầu hot trend
6. AIDA: Attention- Interest- Desire- Action

  • Attention – Chú ý: Tạo được sự chú ý của người đọc.
  • Interest– Thú vị: Hiển thị thông tin thú vị và tươi mới cho người đọc.
  • Desire– Tạo nhu cầu: Những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ/ý tưởng mà bạn đang nói tới người đọc.
  • Action– Hành động: Đưa ra lời kêu gọi hành động, ví dụ mua hàng, chốt sale.
AIDA là một trong những công thức copywriting lâu đời, chuẩn nhất cho hầu hết các hình thức marketing. Đặc biệt nó được sử dụng từ xa xưa để gửi thư trực tiếp, truyền hình, đài phát thanh, các trang bán hàng, các trang landing page, và nhiều hơn nữa.

Ví dụ: “Chú ý! Phần mềm mới nhất của chúng tôi: tự động tối ưu giá comment quảng cáo FB, giúp bạn tiết kiệm 30% chí phí hàng tháng. Bạn muốn thử không?”

công thức AIDA
AIDA- Công thức chuẩn nhất cho hầu hết các hình thích Marketing
7. Làm cho người đọc muốn nhiều hơn

Trong phương tiện truyền thông xã hội, việc kết thúc bài đăng của bạn bằng cách khuyến khích mọi người nhấp vào tin đồn mới nhất và qua trang web của bạn. Ví dụ: Bạn sẽ đặt ra một câu hỏi vì sao, làm cách nào. Nếu muốn biết câu trả lời thì người đọc phải bấm vào bài đăng và đọc bài viết. Có sự tò mò nướng vào bài viết đó. Nhấp vào, và bạn sẽ tìm ra cách phát triển sự đồng cảm, đó là một cảm giác thèm muốn mà hầu hết các nhà tiếp thị muốn đạt được.

8. A FOREST

  • A – Alliteration– Lặp lại
  • F – Facts– Sự thật
  • O – Opinions– Ý kiến
  • R – Repetition– Lặp lại
  • E – Examples– Ví dụ
  • S – Statistics– Thống kê
  • T – Threes– 3 lần: Lặp lại cái gì đó 3 lần để khiến nó dễ nhớ hơn.
Phương pháp này tương đối khó sử dụng cho những bài viết cập nhật của mạng xã hội tuy nhiên sẽ rất hiệu quả cho những bài viết chuyên môn hoặc xây dựng nội dung cho một landing page có khối lượng thông tin lớn.

Cách này chủ yếu cho những bài SEO theo phong cách Big Content



Liên hệ ngay để nhận báo giá các dịch vụ Marketing từ Refresh Web bạn nhé!Hotline: 0916047700 and 0374214203Gmail: help@refreshweb.vnAdd: Tòa nhà Sông Đà 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
 
Top